13 PHỤ TÙNG XE MÁY HAO MÒN TỰ NHIÊN CẦN LƯU Ý

Phụ tùng xe máy sẽ bị hao mòn, biến chất trong thời gian sử dụng làm cho tính năng hoạt động xe máy bị hạ thấp. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của người cầm lái. 

Hãng Honda khuyến khích nên kiểm tra, bảo dưỡng xe máy đúng định kỳ để nhanh chóng khắc phục tồn tại mà xe của bạn đang gặp phải

Theo nghiên cứu 13 phụ tùng hao mòn tự nhiên bao gồm: Dầu phanh, dây đai, lốp xe, má phanh, nhông xích, bugi, dầu máy, bình điện, dung dịch làm mát, lọc gió. 

1.  Dầu phanh

Dầu phanh giúp cho hệ thống phanh hoạt động trơn tru vì vậy để lâu ngày dầu phanh biến chất tạo nên rỉ sét khiến phanh nặng nề, không ăn. Cần thay thế dầu phanh mới 2 năm 1 lần để phanh xe hoạt động tốt hơn.

2. Dây đai

Dây đai (curoa) hoạt động một thời gian bị bào mòn, rạn đứt khiến xe dừng lại đột ngột và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Kiểm tra và thay dây đai để xe vận hành ổn định.

3. Lốp xe

Lốp xe là bộ phận mà người lái dễ dàng nhìn thấy tình trạng hao mòn bằng mắt thường khiến xe lưu thông chậm chạp, tiêu hao nhiên liệu. Bộ phận này ma sát trực tiếp với mặt đường và nhiệt độ cao, lâu ngày giảm độ bám đường xảy ra trơn trượt. Cần chú ý để có chuyến đi an toàn.

4. Má phanh

Má phanh là hệ thống đảm bảo an toàn cho xe nếu má phanh không đạt tiêu chuẩn sẽ gây trở ngại nặng nề, khó kiểm soát thậm chí gây tai nạn thiệt hại về người và của. Sử dụng má phanh chất lượng tăng tuổi thọ má phanh và tiết kiệm chi phí sửa chữa.

5. Nhông xích

Nhông xích (nhông sên) nếu bảo dưỡng không tốt dẫn đến nhanh hao mòn và hư hỏng. Dấu hiệu nhận biết nhông sên đến độ thay thế mà chúng ta cần biết: Khi đổi số tăng tốc xe bị lỳ máy, lên ga có hiện tượng xích kêu lách cách, thường xuyên căn chỉnh nhưng xích vẫn chóng rão. Người cầm lái cần chú ý thay thế theo khuyến cáo từ nhà sản xuất để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

6. Bugi

Bugi hao mòn hạn chế quá trình đánh lửa làm giảm công suất động cơ. Bugi hư hỏng khiến xe không thể khởi động gây chết máy tăng tiêu hao năng lượng. Vì vậy, cần kiểm tra bugi thường xuyên và thay thế định kỳ.

7. Dầu máy

Dầu máy (dầu nhớt) bảo vệ các bộ phận bên trong động cơ khỏi bị mài mòn, rỉ sét. Dầu máy bị cũ có thể gây hại cho các bộ phận bên trong động cơ, làm giảm tuổi thọ động cơ, thậm chí phá hỏng động cơ và cần kiểm tra thay mới theo khuyến cáo.

8. Bình điện

Bình điện (bình ắc quy) cung cấp nguồn điện cho động cơ, bình điện hư hỏng khiến xe không thể khởi động, hệ thống chiếu sáng bị ảnh hưởng.

Bình điện cần được kiểm tra và sạc bằng thiết bị chuyên dụng để hoạt động hiệu quả, bền lâu.

9. Dung dịch làm mát

Dung dịch làm mát giúp ổn định hoạt động động cơ. Trong thời gian sử dụng dung dịch này dần biến mất làm giảm khả năng truyền nhiệt gây nóng và giảm công suất động cơ.

Ngoài ra, gây rỉ sét hệ thống làm mát, giảm tuổi thọ quạt làm mát. Cần kiểm tra dung dịch làm mát theo đề xuất để kịp thời phát hiện sự hao hụt, biến chất của nước máy và thay thế kịp thời.

10.  Lọc gió

Lọc gió chính là bộ phận lọc không khí và ngăn chặn bụi lọt vào động cơ. Lọc gió bằng giấy thông thường phải làm sạch sau mỗi 4000km và thay thế sau 12000km. Lọc gió dầu không cần làm sạch tới 16000km.

Cần lưu ý thông tin trên để bảo dưỡng xe máy đúng định kỳ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhé khách!

——————————————————————————–

CHĂM SÓC TRỌN ĐỜI – TẬN TÂM PHỤC VỤ.

Mua hàng gọi ngay: 0967 777 888

Chăm sóc khách hàng: 1800 8159

Leave a Reply